Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Đọc Báo Trong Nước
Tri ân những người ngã xuống vì Hoàng Sa, Kỳ 1: 40 năm vọng tiếng Quốc
40 năm ngày quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm (19.1.1974-19.1.2014), Bộ Thông tin và Truyền Thông phối hợp UBND huyện đảo Hoàng Sa (TP.Đà Nẵng), Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức triển lãm quy mô lớn nhất từ trước nay với chủ đề: "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - những bằng chứng lịch sử".

 


 


 


Dịp này, Đà Nẵng cũng tổ chức hàng loạt hoạt động như triển lãm lưu động Hoàng Sa đến các trường đại học; toạ đàm, hội thảo về Hoàng Sa... Đặc biệt, đêm 18.1 tại công viên Biển Đông, lần đầu tiên chính quyền tổ chức "Thắp nến tri ân" những người đã ngã xuống vì Hoàng Sa, trong đó có 74 binh sĩ quân đội Việt Nam Cộng hoà...

 

Kỳ 1: 40 năm vọng tiếng Quốc

 

Trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19.1.1974 giữa hải quân Việt Nam Cộng hòa và hải quân Trung Quốc, là một sự kiện bi tráng trong lịch sử bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc Việt Nam.

 

Cùng với các loại hình bằng chứng không thể phủ nhận khác mà Việt Nam đã chứng minh, những người lính tham gia trận đánh đẫm máu bảo vệ Hoàng Sa còn sống, cũng như những người từng có thời gian công tác ở Hoàng Sa còn sống, là những bằng chứng sống góp phần khẳng định một chân lý: Hoàng Sa là của Việt Nam!

 

Vết thương chưa bao giờ ngừng rỉ máu

 

Tôi lại đến gõ cửa nhà các cụ già - những nhân chứng từng sống, làm việc tại quần đảo Hoàng Sa trước năm 1974 - để nghe thêm những kỷ niệm về Hoàng Sa tươi đẹp trong ký ức họ. Buồn thay, trong số những nhân chứng vốn ít ỏi đó, đã có cụ trở thành người thiên cổ, bỏ lỡ cơ hội giao lưu, tâm tình với thế hệ trẻ về một Hoàng Sa họ từng gắn bó, phục vụ mà 40 năm qua vẫn là một vết thương chưa bao giờ ngừng rỉ máu.

 

Một trong những người trẻ tuổi nhất của thế hệ nhân chứng sống Hoàng Sa là ông Nguyễn Văn Cúc - nguyên công binh của quân đội Việt Nam Cộng hoà - nay cũng đã 63 tuổi. Mắt ông Cúc chợt sáng lên khi nghe tôi báo tin Bộ Thông tin và Truyền thông, chính quyền huyện đảo Hoàng Sa sẽ cùng nhân dân Đà Nẵng tổ chức đêm thắp nến tưởng niệm những người đã hy sinh vì Hoàng Sa, trong đó có 74 đồng đội của ông trong trận hải chiến 19.1.1974.

 

Ông Cúc cho biết, ông đã 3 lần ra Hoàng Sa trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 12 năm 1973. Hai lần đầu ông ra đảo sửa chữa các bể nước ngầm, nhà công vụ của trạm khí tượng thuỷ văn, đồng thời khảo sát, lượng tính vật liệu phải chuyển ra đảo để xây dựng thêm những công trình mới.

 

Lần thứ 3, ông theo tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16) ra Hoàng Sa với nhiệm vụ khảo sát, xây dựng sân bay trên đảo Phú Lâm, và ông đã trở thành nhân chứng của trận hải chiến. Ông Cúc tận mắt chứng kiến diễn biến chiến sự từ ngày 14 đến 19.1.1974, bị bắt làm tù binh, bị giam giữ tại Hải Nam (Trung Quốc), rồi được trao trả về nước...

 


Cán bộ, viên chức và người dân tham quan triển lãm “Quần đảo Hoàng Sa - chủ quyền của Việt Nam”. Ảnh: T.Hải

 

Ông nói: “Thực ra, năm nào đến ngày này, những người lính còn sống sót sau trận hải chiến như chúng tôi, đều lặng lẽ thắp những nén hương vọng tưởng đồng đội của mình đã nằm lại vĩnh viễn với biển đảo Hoàng Sa... Còn bây giờ, khi chính quyền chính thức tổ chức tưởng niệm, ghi ơn họ, tôi rất bất ngờ, xúc động...”.

 

Như một sắp đặt của số phận, nhà ông Cúc hiện nằm ven đại lộ Hoàng Sa thuộc quận Sơn Trà (TP.Đà Nẵng). Như chờ lắng cơn xúc động, ông Cúc ngừng chuyện, nhìn ra công viên Biển Đông trước nhà.

 

Tôi nhìn theo, ngoài kia, cán bộ huyện đảo Hoàng Sa, Bảo tàng Đà Nẵng, đang nhộn nhịp chuẩn bị mặt bằng, sân khấu cho chương trình ca nhạc và đêm thắp nến tri ân. Tự nhiên, ông Cúc và tôi cùng rùng mình. Tôi biết cái rùng mình ấy không hẳn do cơn gió lạnh thốc vào từ biển.

 

Ông Trần Hoà (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) - nguyên là quân y làm nhiệm vụ khám, chữa bệnh cho sĩ quan, binh lính Việt Nam Cộng hòa đóng trên quần đảo Hoàng Sa. Ông đã không kìm được nước mắt khi hay tin chính quyền Đà Nẵng tổ chức sự kiện 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa.

 

Ông Hòa nghèn nghẹn: “Thế hệ chúng tôi, những người từng làm chủ Hoàng Sa thật sự, rồi cũng chúng tôi, chứng kiến một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc bị Trung Quốc xâm chiếm. Nỗi đau đó ở lại với tôi suốt 40 năm qua...”.

 

Và ông nhớ lại: "Ngày ra Hoàng Sa tôi còn trẻ lắm, đầy háo hức tìm hiểu những điều mới lạ của biển đảo. Tôi nhớ nước xung quanh đảo xanh như màu mạ non, những con sóng cứ lăn tăn đuổi nhau vào bờ. Rồi những đêm trăng lồng lộng trên đảo vắng, tiếng chim Quốc bỗng đâu kêu lên da diết từng hồi từ trong rừng cây bàng...

 

Ba tháng nhiệm vụ rồi chóng vánh trôi qua. Đêm chia tay với đảo, chúng tôi đốt lửa, uống rượu và hát với nhau thâu đêm, để rồi hôm sau quyến luyến kẻ ở người về cũng trong tiếng chim Quốc nỉ non...”.

 

Nhìn ánh mắt ông ánh lên, nghe giọng ông sôi nổi khi nói về quá khứ, tôi thấy thời gian như chỉ làm tóc ông bạc ra chứ không thể làm phai nhạt ký ức Hoàng Sa trong ông.

 

Rồi bỗng ông chùng xuống, trở lại nguyên dạng một người già với đôi mắt ướt: “Mỗi lần nghe tin tàu Trung Quốc bắt bớ, thu tàu cá của ngư dân mình khi đang khai thác hải sản vùng biển Hoàng Sa, lòng tôi cứ đau thắt. Và quái lạ, tiếng chim Quốc ngoài Hoàng Sa năm xưa thỉnh thoảng lại vang vọng vào tai, làm tôi bồi hồi đến ngơ ngẩn...".

 

Từ ngọn nến tri ân đến bia tưởng niệm

 

Từ ngày bổ nhiệm chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa (4.2009), năm nay lần đầu tiên triển lãm về Hoàng Sa được tổ chức lưu động đến các trường đại học ở Đà Nẵng. Ngày khai mạc triển lãm tại Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng (9.1.2014), hàng ngàn sinh viên, cán bộ giảng viên đã tham dự.

 

Ban đầu tôi nghĩ sự kiện chính trị xã hội hoàn toàn mới lạ đã thu hút tuổi trẻ, lại tổ chức ngay trong sân trường mình. Nhưng 5 ngày sau (chiều 13.1) khi tôi trở lại, gặp một lúc cả 300 sinh viên khoa Quốc tế học (ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng) đang chăm chú nghe thuyết minh từng hiện vật, hình ảnh minh chứng về chủ quyền Hoàng Sa là của Việt Nam...

 

Ngày 14.1, cũng không dưới hàng trăm lượt sinh viên đến tìm hiểu tại triển lãm. Tôi hỏi Hối Nghiu - sinh viên năm 4 ngành sư phạm tiếng Anh - em đã biết gì về Hoàng Sa? Người thầy tương lai này chợt ngớ người, bối rối: "Em là người Cơ Tu, ở tít vùng núi cao Nam Giang (Quảng Nam), thú thật là rất ít thông tin. Đặc biệt những thông tin về Hoàng Sa chưa từng có trong sách vở nhà trường.

 

Vài năm gần đây, khi tivi, báo chí đưa tin Trung Quốc bắt tàu cá, đánh đập ngư dân Lý Sơn... em mới tìm hiểu thêm trên internet. Hoá ra, Hoàng Sa của mình đã bị Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1974". Nữ sinh viên Lê Đan Lin - năm 1 khoa tiếng Trung - cho rằng: "Bọn em thật thiệt thòi khi không được biết tường tận sự thật của lịch sử, để rồi bây giờ mới tự mày mò tìm hiểu. Mình là chủ nhân mà không biết rõ số phận của Hoàng Sa thì ăn nói, giải thích như thế nào với bạn bè quốc tế. Lẽ ra chúng em đã có được thông tin này sớm hơn để sớm nhận thức về chủ quyền lãnh thổ, trách nhiệm của mình trong cuộc đấu tranh giành lại Hoàng Sa...".

 

Bà Nguyễn Thị Anh Đào - Chủ tịch HĐQT Trường Đại học Đông Á - một trong những đơn vị tham gia tổ chức, đưa triển lãm Hoàng Sa lưu động vào các trường đại học - nói rằng không thể chậm và muộn hơn nữa việc đưa giáo dục lịch sử Hoàng Sa vào nhà trường.

 

Bà cho biết thêm: "Tôi thấy những người lính Việt Nam Cộng hoà đã ngã xuống trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974, cũng giống như quân binh thời nhà Nguyễn bỏ mình trong quá trình xây dựng và bảo vệ Hoàng Sa, đều cần được ghi ơn. Tháng 1.2013, Trường Đại học Đông Á đã từng cấp 1 sổ tiết kiệm trị giá 5 triệu đồng cho gia đình một binh sĩ Việt Nam Cộng hoà tử trận trong trận hải chiến Hoàng Sa, như một sự tri ân với đóng góp của họ cho mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc".

 

Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ - Giám đốc Sở VHTTDL Quảng Ngãi - người góp phần làm "sống dậy" lễ hội khao lề thế lính Hoàng Sa ở Lý Sơn, đưa lễ hội tín ngưỡng dân gian thành lễ nghi nhà nước, tổ chức định kỳ hằng năm để tri ân những binh phu, cai đội thuộc Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải - những người đã ngã xuống vì Hoàng Sa - thì cho rằng, sự kiện lịch sử liên quan đến chủ quyền lãnh thổ của đất nước là phải đặt lên hàng đầu. "Nó nằm trong chuỗi sự kiện xuyên suốt lịch sử khẳng định chủ quyền Hoàng Sa là của Việt Nam.

 

Vì vậy, trận hải chiến 1974 nhất thiết phải được ghi vào sử sách, đưa vào giáo khoa học đường. Những người đã hy sinh vì sự toàn vẹn lãnh thổ, bất kể thời kỳ nào, chúng ta cũng cần vinh danh, ghi ơn họ. Bằng nhiều phương cách, có thể là lập mộ chiêu hồn (mộ gió) như ngư dân Lý Sơn từng làm cho các cai đội, binh phu Hoàng Sa xưa và cả ngư phủ bây giờ. Nên có các công trình tưởng niệm để có nơi thể hiện lòng tri ân người có công và giáo dục thế hệ trẻ về lòng yêu nước, trách nhiệm với Tổ quốc, cũng là nơi để giới thiệu cho khách tham quan trong và ngoài nước".

 

Kỳ 2: 2.000 ngày của Chủ tịch huyện Hoàng Sa
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Mẹ và vợ ông chủ Việt Á Phan Quốc Việt lý giải về số tiền hàng trăm tỷ đồng bị phong tỏa (16-05-2024)
    Vụ án Việt Á: Tiết lộ về 54 sổ tiết kiệm đứng tên người thân của Phan Quốc Việt (16-05-2024)
    Từ hôm nay (15-5): Giá điện có thể được điều chỉnh 3 tháng một lần (15-05-2024)
    Vietnam Airlines mở bán 300.000 vé giá ưu đãi phục vụ cao điểm Hè (15-05-2024)
    Vụ Việt Á: Cựu bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nộp thêm 1 tỉ đồng khắc phục (15-05-2024)
    Những ai tiếp tục được hưởng phụ cấp đặc thù khi cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024? (15-05-2024)
    Thủ tướng kỷ luật khiển trách Bộ trưởng Đào Ngọc Dung (14-05-2024)
    Xử lý nghiêm việc buôn bán, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu (14-05-2024)
    4 người thương vong do sự cố tại công ty than ở Quảng Ninh (13-05-2024)
    Vượt nắng kéo dây trên công trường đường dây 500kV mạch 3 (12-05-2024)
    Hiện tượng cháy giữa đồng ở Sóc Trăng có thể là do khí Metan trong lòng đất (12-05-2024)
    Xử phạt hơn 1 tỷ đồng đối với ngư dân để tàu cá vi phạm IUU (12-05-2024)
    Lộ khối tài sản 'khủng' của nguyên giám đốc Sở KHĐT Quảng Nam (10-05-2024)
    Quảng Bình: Huy động hàng trăm người tìm kiếm 10 ngư dân mất tích (08-05-2024)
    Quảng Bình: Thêm 4 ngư dân trong vụ chìm 4 tàu cá cập bờ an toàn (07-05-2024)
    Điều tra vụ thi thể nữ giới trên hồ Láng, gần Bệnh viện Phụ sản Hà Nội (07-05-2024)
    Án mạng đau lòng ở Quảng Bình: Hàng trăm người đang truy bắt nghi phạm (07-05-2024)
    Cục Hàng không đề nghị hành khách cung cấp thông tin mua phải vé máy bay giá cao (07-05-2024)
    Quảng Bình lập Ban chỉ huy tiền phương tìm kiếm 11 ngư dân mất tích (06-05-2024)
    Tân HLV Kim Sang Sik: Tượng đài tại K-League và sự quyết tâm trong ngày đầu đến Việt Nam (06-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Thủ tướng khẳng định xét xử nghiêm minh các trọng án tham nhũng (13-01-2014)
    Ý chí, kiến thức và hành động (12-01-2014)
    Đưa sự kiện Hoàng Sa - Trường Sa vào SGK (10-01-2014)
    Trung Quốc lại làm nóng Biển Đông (09-01-2014)
    Tàu cá Trung Quốc liên tục ép tàu cá Việt Nam (09-01-2014)
    Hồi ức 10 năm chống Pol Pot trên đất Ăngko (07-01-2014)
    Hoàng Sa - thiên đường của chúng ta đã mất! (05-01-2014)
    40 năm Hoàng Sa bị tạm chiếm: Nỗi đau và lòng yêu nước (04-01-2014)
    Thông điệp lạ của Thủ tướng! (04-01-2014)
    Trung Quốc sốt ruột trước tình bạn 'chiến lược' Nhật-Campuchia (03-01-2014)
    Polpot và bè lũ trở thành kẻ phản bội như thế nào? (02-01-2014)
    Thông điệp quyết liệt đổi mới của Thủ tướng (31-12-2013)
    Trường Sa mùa biển động: Tưởng niệm các anh hùng yên nghỉ giữa lòng biển (31-12-2013)
    7h sáng nay, tàu ngầm Kilo Hà Nội tới quần đảo Trường Sa (30-12-2013)
    PTT Vũ Đức Đam nói về bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng (28-12-2013)
    Dân Campuchia sẽ chết hết nếu không có quân tình nguyện VN (28-12-2013)
    Ông Hun Sen tiết lộ bí danh Việt Nam (27-12-2013)
    Người giữ hồn biển, đảo (26-12-2013)
    Khen thưởng lại về tay quan chứcc (23-12-2013)
    Nguy cơ khi công an cầm “thượng phương bảo kiếm“ (22-12-2013)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153095271.